Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024, Chính phủ xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2024 và được tập trung thực hiện ngay từ những tháng đầu năm.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy đầu tư công năm 2024 diễn ra ngày 16/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao 669,3 nghìn t?? đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 cho bộ, cơ quan và địa phương, đạt 100% kế hoạch vốn năm 2024 đã được Quốc hội phân bổ.
Tính đến ngày 10/7/2024, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án là 639,4 nghìn t?? đồng, đạt 95,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương là 228,7 nghìn t?? đồng, đạt 96,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vốn ngân sách địa phương là 410,7 nghìn t?? đồng, đạt 95%.
Số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết là 29,9 nghìn t?? đồng (chiếm 4,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), bao gồm 8,2 nghìn t?? đồng vốn ngân sách Trung ương của 20/44 Bộ, cơ quan Trung ương và 21,7 nghìn t?? đồng vốn cân đối ngân sách địa phương của 23/63 tỉnh, thành phố.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã có 3 Công điện, 9 văn bản đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp hoàn thiện thủ tục đầu tư, đẩy mạnh giải ngân các dự án trọng điểm, đường cao tốc, các công trình giao thông liên vùng… sử dụng vốn đầu tư công.
Tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm chưa cao
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2024, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hướng dẫn xử lý, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn một cách hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Chặng đường nửa năm đã đi qua, nỗ lực giải ngân đầu tư công của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Bộ Tài chính cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 30/6/2024, cả nước ước giải ngân 196,7 nghìn t?? đồng, đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: Vốn trong nước là 194,3 nghìn t?? đồng, đạt 30% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; Vốn nước ngoài là 2,4 nghìn t?? đồng, đạt 12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Có 11/44 Bộ, cơ quan Trung ương và 35/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình 29,39% của cả nước. Trong đó, một số Bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Đài Truyền hình Việt Nam (100%); Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam (90,07%); Bộ Xây dựng (47,91%); Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (47,37%); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (46,88%); Bộ Giao thông vận tải (41,16%). Bên cạnh đó, có một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân đầu tư công cũng khá cao là: Nam Định (58,75%); Thanh Hóa (56,83%); Lào Cai (54,23%); Phú Thọ (51,02%); Bà Rịa-Vũng Tàu (49,66%); Tiền Giang (47,42%); Hòa Bình (47,30%).
Tính theo giá trị giải ngân tuyệt đối, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có giá trị giải ngân cao nhất cả nước với nhiều dự án, nhất là dự án quan trọng quốc gia được triển khai với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "thi công 3 ca 4 kíp", "làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết", "chỉ bàn làm, không bàn lùi"... Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vác các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng cũng là các cơ quan, địa phương có giá trị giải ngân cao nhất cả nước.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy đầu tư công năm 2024 diễn ra ngày 16/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao 669,3 nghìn t?? đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 cho bộ, cơ quan và địa phương, đạt 100% kế hoạch vốn năm 2024 đã được Quốc hội phân bổ.
Tính đến ngày 10/7/2024, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án là 639,4 nghìn t?? đồng, đạt 95,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương là 228,7 nghìn t?? đồng, đạt 96,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vốn ngân sách địa phương là 410,7 nghìn t?? đồng, đạt 95%.
Số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết là 29,9 nghìn t?? đồng (chiếm 4,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), bao gồm 8,2 nghìn t?? đồng vốn ngân sách Trung ương của 20/44 Bộ, cơ quan Trung ương và 21,7 nghìn t?? đồng vốn cân đối ngân sách địa phương của 23/63 tỉnh, thành phố.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã có 3 Công điện, 9 văn bản đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp hoàn thiện thủ tục đầu tư, đẩy mạnh giải ngân các dự án trọng điểm, đường cao tốc, các công trình giao thông liên vùng… sử dụng vốn đầu tư công.
Tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm chưa cao
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2024, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hướng dẫn xử lý, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn một cách hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Chặng đường nửa năm đã đi qua, nỗ lực giải ngân đầu tư công của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Bộ Tài chính cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 30/6/2024, cả nước ước giải ngân 196,7 nghìn t?? đồng, đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: Vốn trong nước là 194,3 nghìn t?? đồng, đạt 30% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; Vốn nước ngoài là 2,4 nghìn t?? đồng, đạt 12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Có 11/44 Bộ, cơ quan Trung ương và 35/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình 29,39% của cả nước. Trong đó, một số Bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Đài Truyền hình Việt Nam (100%); Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam (90,07%); Bộ Xây dựng (47,91%); Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (47,37%); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (46,88%); Bộ Giao thông vận tải (41,16%). Bên cạnh đó, có một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân đầu tư công cũng khá cao là: Nam Định (58,75%); Thanh Hóa (56,83%); Lào Cai (54,23%); Phú Thọ (51,02%); Bà Rịa-Vũng Tàu (49,66%); Tiền Giang (47,42%); Hòa Bình (47,30%).
Tính theo giá trị giải ngân tuyệt đối, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có giá trị giải ngân cao nhất cả nước với nhiều dự án, nhất là dự án quan trọng quốc gia được triển khai với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "thi công 3 ca 4 kíp", "làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết", "chỉ bàn làm, không bàn lùi"... Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vác các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng cũng là các cơ quan, địa phương có giá trị giải ngân cao nhất cả nước.
Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đang bám sát tiến độ
Bên cạnh đó, giải ngân nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội là 4,8 nghìn t?? đồng, đạt 78,23% kế hoạch; đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn Bộ, cơ quan Trung ương quản lý trong 6 tháng đạt tới 99,58%, riêng Bộ Giao thông vận tải đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất là 100%. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 9,6 nghìn t?? đồng, đạt 35,43% kế hoạch, cao hơn trung bình chung 29,39% của cả nước và cải thiện đáng kể so với tỷ lệ giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2023 (28,23%).
Mặc dù vậy nhìn lại có thể thấy rõ, giải ngân vốn đầu tư công chậm vẫn là câu chuyện kéo dài nhiều năm nay. Tỷ lệ giải ngân chung 29,39% của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt thấp hơn tỷ lệ giải ngân 30,49% của cùng kỳ năm 2023. Trái ngược với tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách Trung ương có sự cải thiện, đạt tỷ lệ 30,51%, cao hơn so tỷ lệ 28,34% cùng kỳ năm 2023, thì tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách địa phương chỉ đạt 28,77%, thấp hơn cùng kỳ năm trước (32,76%).
Cùng với đó, có tới 33 Bộ, cơ quan Trung ương và 28 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, điều đáng nói là một số Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương không duy trì được kết quả giải ngân t??t như cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý được đánh giá chưa cao như kỳ vọng. Tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cũng còn thấp và là vấn đề chưa được khắc phục trong thời gian dài vừa qua.
Kết quả giải ngân thấp trong 6 tháng đầu năm nay xuất phát từ yếu tố có tính chất đặc thù của đầu từ công là tỷ lệ giải ngân các tháng đầu năm thấp, xu hướng tăng mạnh trong các tháng cuối năm. Bên cạnh đó là các nguyên nhân khách quan, chủ yếu vẫn do giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gặp khó khăn; khan hiếm nguyên vật liệu cát san lấp, đắp nền đường đối với các công trình lớn… Thêm vào đó là các yếu tố chủ quan như công tác tổ chức thực hiện tại một số Bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập; vai trò của người đứng đầu đôi lúc chưa thể hiện rõ nét…
Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch năm 2024
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy đầu tư công năm 2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có các giải pháp để khắc phục những nguyên nhân khác quan, chủ quan dẫn đến tình trạng chậm giải ngân đầu tư công như hiện nay.
Phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn t?? đồng), Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm giải ngân 6 tháng cuối năm với tinh thần “5 Quyết tâm”, “5 Bảo đảm”.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cùng: Quyết tâm giữ vững kỷ luật, kỷ cương, các cấp thực hiện chống lãng phí, tiêu cực. Quyết tâm làm tốt công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, kịp thời gian bàn giao cho các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án. Quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi phát sinh thực tế một cách kịp thời, hiệu quả, đề cao tinh thần trách nhiệm. Quyết tâm đổi mới phương pháp, cách làm, ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phải xác định “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”. Quyết tâm bám sát thực tiễn, tháo gỡ thể chế, vướng mắc liên quan các quy định, tập trung khắc phục bằng được tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai...
Công tác giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng cuối năm cần thực hiện “5 Bảo đảm” là: Bảo đảm chủ động về nguyên vật liệu và các điều kiện cần thiết cho các dự án. Bảo đảm nhân lực đủ năng lực, đủ tâm, đủ tầm, có trách nhiệm để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, có phương án huy động thêm nhân lực khi cần thiết. Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm ổn định công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân đã nhường đất, nhường nhà cho dự án đi qua trên tinh thần người dân đến nơi ở mới ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Bảo đảm thực hiện quản lý đúng quy định, không kéo dài, đội vốn, gây thất thoát vốn của Nhà nước. Bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn lao động theo mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Để đảm bảo tiến độ giải ngân 6 tháng cuối năm 2024, Thủ tướng đặc biệt yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; thường xuyên rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiệu quả; cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; phòng chống tiêu cực, tham nhũng, bán thầu, sang nhượng thầu, quan liêu, đội vốn… Bên cạnh đó, đề cao kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu cố tình gây khó khăn, vướng mắc, cố tình vi phạm pháp luật, tiêu cực. Rà soát kỹ từ khâu chuẩn bị dự án, giao vốn đến công tác thiết kế, đấu thầu, thi công, thủ tục thanh, quyết toán… đối với từng dự án. Tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng; thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định; lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng Bộ, ngành, Trong đó, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng cuối năm 2024 trong tháng 7/2024. Nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tư công và các quy định liên quan theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát, kiểm tra, nâng cao năng lực thực thi; giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính; chống lãng phí, tiêu cực; xoá bỏ cơ chế xin - cho, tháo gỡ các chồng chéo, đặc biệt là các quy định về thành lập, thẩm định, phê duyệt dự án, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch đầu tư công…
Bộ Giao thông vận tải cùng các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, liên vùng để hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc như kế hoạch. Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng; theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường và tăng cường kiểm soát giá vật liệu xây dựng theo hướng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu trong thực hiện các dự án đầu tư công…
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý 3/2024, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư; coi giải ngân đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm; khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến khởi công mới cuối năm 2024; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chậm tiến độ giao, thực hiện, giải ngân vốn, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí.
Sự chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ của Thủ tướng sẽ thúc đẩy các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương nỗ lực tìm các giải pháp đột phá hóa giải những điểm nghẽn hiện tại, để thực hiện được mục tiêu đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch năm 2024, tạo động lực kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư nhân và thúc đẩy hợp tác công tư như kỳ vọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024./.
Ngọc Linh
Trang chủ giải trí điện tử PT